Những chiếc Huy chương sứ





Nguồn: Sàn Art

Info
YEAR
TECHNIQUES
SIZE
Tùy biến
MEDIUM

Vẽ thủ công trên gốm; 5 phiên bản, mỗi phiên bản 140 Huy chương.

Mô tả

Những chiếc huy chương bằng sứ của Khánh, cũng như các bình sứ anh làm, được sản xuất tại lò nung gốm làng Bát Tràng, ngoại thành Hà Nội. Được nung một loạt gồm hàng trăm chiếc, chúng là sự suy ngẫm dí dỏm nhưng vô cùng nghiêm túc của nghệ sĩ về khía cạnh tự sướng, tuyên truyền của phần thưởng chính thức. Huy chương của Khánh là sự lai tạo hư cấu của các quân hiệu của Mỹ, Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam, Pháp, Nga và Trung Quốc. Khối lượng phóng đại và cách trang trí kỳ quái của chúng phản ánh tính quý giá của huy chương thực và mối liên hệ với một chiến công hoặc sự hy sinh cụ thể. Thiết kế 7 khuôn huy chương riêng biệt, Khánh đã sản xuất hàng trăm chiếc huy chương sứ hình bánh quy sau đó trang trí thủ công và mạ vàng sao cho gần như mỗi một chiếc đều được thiết kế riêng – chỉ lặp lại ở những chiếc có màu đơn. Mỗi một chiếc huy chương sứ giống như một món trang sức: các chi tiết phù điêu được đúc bằng khuôn ép tinh xảo, được tráng men bóng như thủy tinh, được vẽ tỉ mỉ và tô màu nhã nhặn để tạo nên một tổng thể đầy tính thẩm mỹ. Khánh để ngỏ việc sắp đặt và trưng bày huy chương, nhấn mạnh sức mạnh cốt yếu của chúng là dựa trên ý niệm chứ không hề phụ thuộc vào cách chúng được trình hiện. Vị giám tuyển này, chọn đúc chúng trong hàng trăm viên giống như sỏi thông thường, tăng thể tích để nhấn mạnh sự sản xuất hàng loạt (hoặc hạ giá) phần thưởng vốn được cho là dành cho cá nhân và quý giá như việc đền bù cho sự hy sinh. Thẩm mỹ nhỏ xinh của Những chiếc Huy chương sứ và tính dễ vỡ của sứ cũng biến chúng thành những chiếc huy chương giả, những đồ giả này càng làm giảm sự chắc chắn về giá trị của chiến tranh. Bằng việc bóp méo ý nghĩa thông qua các phương tiện nghệ thuật, những chiếc huy chương được trưng bày như những công cụ quyền lực, hoạt động để ngụy trang cho sự ngắt kết nối giữa những người lính-như-bánh-răng trong một cỗ máy chiến tranh rộng lớn phục vụ cho một lợi lợi ích dân tộc đầy trừu tượng, phải trả giá bằng sinh mạng con người, có thể dẫn tới kết cục là cái chết.

Bằng việc sản xuất những chiếc huy chương xinh xắn bằng sứ dễ vỡ – sự đẹp đẽ và dễ vỡ đối lập với chiến tranh – Khánh đã tạo ra sự ngắt kết nối và sự giằng co giữa sự chiến đấu anh dũng và sự hy sinh, đặt ra câu hỏi đối với chủ thể cá nhân nhằm nhìn nhận lại lý do cho hành vi xã hội ngoài chỉ thị của nhà nước.

Văn bản do giám tuyển Iola Lenzi viết cho triển lãm cá nhân của Bùi Công Khánh: Huy chương sứ và Lựu đạn gỗ mít tại 10 Chancery Lane Gallery, 2018.