Palimpsest


Nguồn: FOST Gallery.


Nguồn: FOST Gallery.


Nguồn: FOST Gallery.


Nguồn: FOST Gallery.


Nguồn: FOST Gallery.


Nguồn: NTU CCA Singapore.


Nguồn: NTU CCA Singapore.


Nguồn: NTU CCA Singapore.



Info
ARTIST
YEAR
TECHNIQUES
SIZE
Tùy biến
MEDIUM

Sắp đặt đa phương tiện: máy Lacquerscopes (chiếu sơn mài) được tạo từ máy chiếu; hộp sơn mài thủ công, inox, sắt, khung gỗ, lụa, sơn ta trên giấy tráng ảnh. Kích thước tùy thuộc vào không gian.

Tác phẩm Palimpsest được xây dựng dựa trên triển lãm Parchmentier trước đây của tôi, nơi tôi trưng bày “da sơn mài” (hay tranh sơn mài trên film trong suốt), một ý niệm và kỹ thuật mà tôi đã phát triển, về hình ảnh sơn mài phi vật chất hóa. Lần này, tôi sử dụng da sơn mài làm các trang chiếu được dùng cùng Laquerscopes do tôi thiết kế để chiếu hình ảnh lên màn lụa căng trên khung gỗ.

Việc xây dựng phép chiếu vào những bức họa sơn mài cỡ nhỏ này đã phơi bày các chi tiết chưa từng được thấy trước đây của sơn ta. Chúng gợi nhắc những phát hiện dưới ống kính viễn vọng hay hiển vi đã hé mở sự tồn tại của một phần vũ trụ vốn vô hình trước mắt thường của con người. Chạm đến nhiều khía cạnh và đề tài bao gồm việc thao tác điều khiển ánh sáng, luân phiên xoay chuyển trong quy mô, điểm nhìn và sự tuân thủ các đặc tính hình ảnh thu được thông qua các máy móc và thiết bị - để phản ánh cách chúng ta tương tác với hiện thực trong hiện tại.

Phi Phi Oanh, Hà Nội, 04.2013.

 

SpeculaPalimpsest đều thể hiện sự biến chuyển về quy mô và chiều kích nhằm thoát ly khỏi những khuôn định trong dòng tranh sơn mài của quá khứ, phản ánh điểm nhìn trong xu hướng hiện hành: trên phạm vi vi mô hoặc vĩ mô. Xuất phát điểm từ Specula, Palimpsest là một thử nghiệm phi vật chất hóa, phá bỏ cấu trúc vốn có của chất liệu sơn mài, màu được vẽ lên trên những tấm kính đục mờ được chiếu sáng. Tôi đã phát triển một kỹ thuật vẽ trên bề mặt kính, với ánh sáng rọi qua những lớp sơn mài cán mỏng. Hình ảnh và khoảng trống được tạo dựng từ các hiệu ứng của ánh sáng và bóng đổ. Kết quả là những gì chúng ta thu được trước mắt không còn là tranh sơn mài theo nghĩa truyền thống, thay vào đó một sự khảo nghiệm chi li từng đặc trưng nhỏ nhất của chất liệu, như thể lần đầu tiên quan sát chúng dưới kính hiển vi.

Việc xây dựng phép chiếu vào những bức họa sơn mài cỡ nhỏ này đã phơi bày các chi tiết chưa từng được thấy trước đây của sơn ta. Chúng gợi nhắc những phát hiện dưới ống kính viễn vọng hay hiển vi đã hé mở sự tồn tại của một phần vũ trụ vốn vô hình trước mắt thường của con người. Chạm đến nhiều khía cạnh và đề tài bao gồm việc thao tác điều khiển ánh sáng, luân phiên xoay chuyển trong quy mô, điểm nhìn và sự tuân thủ các đặc tính hình ảnh thu được thông qua các máy móc và thiết bị, dự án này cũng là một phản ánh của tôi về cách chúng ta quan sát trong kỷ nguyên kỹ thuật số.

“Lacquerscope” (ống ngắm sơn mài) là tên tôi đặt cho thiết bị chiếu trên sơn mài tôi tự tạo từ ống kính và máy chiếu phim cũ cỡ nhỏ. Cả hai đều được thiết kế và cải tạo lại, có trang bị thêm nguồn đèn LED và phủ sơn mài. Cái tên này cũng mang hơi hướng thời kỳ đầu ngành tái tạo cơ khí - thời điểm trùng khớp với giai đoạn hội họa sơn mài Việt Nam được “phát minh” ra vào thế kỷ trước.  Lacquerscopes tận dụng các công cụ và nguyên tắc của ánh sáng và nhiếp ảnh để biểu lộ tranh sơn mài, và do vậy sơn ta Việt Nam được cất đặt vào một vị trí mới - điểm giao thoa của hội họa và nhiếp ảnh.

Trích từ bài viết của nghệ sĩ Phi Phi Oanh “Tranh sơn mài Việt - một cách tiếp cận đương đại”, bài tham gia Hội thảo Quốc tế “Nghệ thuật Việt Nam: những tiếp cận mới”, diễn ra từ 04 - 06.09. 2014, Paris.

 

Có những đường biên bao phủ quanh ta, và ta áp đặt cho người khác điều tương tự. Những đường biên được ghi chép trên giấy, và có những biên giới hiển thị bên ngoài cảnh vật cụ thể. Chúng hiện hữu, tồn tại và biểu lộ trong suy nghĩ và hành động của ta hàng ngày, hàng giờ.

Dưới cái nhìn của nghệ sỹ, tôi quan tâm đến những đường biên biểu tượng, làm thế nào chúng được duy trì, và cách thức mà chúng ta vượt qua chúng. Đơn giản như thói rập khuôn và mặc định là các biểu hiện khác nhau của đường biên/ giới hạn mà tôi cố gắng đối đầu, bằng cách tạo các tác phẩm chống lại tư duy xếp loại hai chiều thô sơ, ví dụ như truyền thống và đương đại, toàn cầu và địa phương, nam và nữ, nguyên bản và pha trộn, thủ công và kỹ thuật-công nghệ.

Trong thế kỉ trước, các nghệ sĩ Việt Nam đã bắt đầu sử dụng sơn ta để tạo ra những hình ảnh thị giác bằng cách nhuộm lớp véc-ni truyền thống này với nhiều lớp màu biểu cảm. Tôi cố gắng vươn xa hơn các quan điểm mặc định về việc bức tranh sơn mài phải được tạo ra như thế nào, bằng cách mở ra cho sơn mài một khoảng không gian rộng lớn hơn, khả dĩ hơn cho việc diễn giải và trao đổi về nó với những người xem sâu sắc và đa chiều hơn.

Tác phẩm được trưng bày trong triển lãm này* có tên gọi Palimpsest, một sắp đặt-điêu khắc-ánh sáng bao gồm máy chiếu những tấm "da sơn mài" nhỏ lên trên khung lụa trong. Để tạo ra những lớp da sơn mài này, tôi thể hiện các kỹ thuật truyền thống của tranh sơn mài lên bề mặt các tấm kính mỏng, rồi chiếu sáng chúng dưới ánh đèn máy chiếu.

Những lớp da này được chiếu bởi thiết bị Lacquerscope được tôi chế tạo riêng, nhằm nhìn sơn mài ở thể thức phi vật liệu, bằng ánh sáng, qua đó để tạo ra một gặp gỡ thị giác khác biệt với chất liệu này. Cách thức xem sơn mài theo lối này cũng nhằm phản ánh cách mà chúng ta nhìn trong kỷ nguyên kỹ thuật số: hình ảnh được nhìn thấy phải thông qua sự di động của các tín hiệu số dịch chuyển bằng sự vận hành của một chiếc máy.

*Triển lãm Ranh giới vô định (03.03 - 31.03.2017) do Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc và Heritage Space tổ chức.

Đề tựa trong triển lãm Ranh giới vô định (03.03 - 31.03.2017) do Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc và Heritage Space tổ chức.