Sắp đặt gồm 6 cặp tranh hoành phi câu đối, sơn ta trên gỗ. 12 bức, mỗi bức 215 × 50 × 4 cm.
Ý tưởng
Sắp đặt sơn mài này được truyền cảm hứng từ hoành phi câu đối truyền thống ở Việt Nam và khám phá khả năng thích ứng với một dạng thức triệt để hơn trong một xã hội đã căn bản thay đổi.
Câu đối là những câu đối nhau viết bằng thư pháp chữ Hán, thường được đóng khung treo trên ban thờ gia đình hoặc hành lang hai bên để khuôn định loại không gian, và định hình phép ứng xử trong không gian này. Một trong những công dụng chính của các cặp câu đối này là để tưởng nhớ những anh hùng, sự kiện hay những công trạng làm nên lịch sử của một dòng họ hay bộ tộc. Chúng được dùng để củng cố niềm tự hào về địa danh và ghi lại lịch sử trong một xã hội nông nghiệp – nơi mà sự gắn bó với cộng đồng và đất đai là đặc biệt quan trọng.
Mười hai tấm vóc tạo nên tác phẩm Fissio được sáng tạo với chất liệu truyền thống dựa trên hình thức câu đối truyền thống. Những tấm vóc này được làm từ gỗ giổi bắc ở Sơn Đồng (Hoài Đức), một làng nghề chuyên về chạm khắc gỗ bao gồm cả việc sản xuất hoành phi câu đối cho đình chùa và được uốn cong để lắp khớp quanh cột. Họ cũng phủ sơn ta lên những tấm gỗ này nhằm mục đích bảo quản và trang trí. Nhựa cây sơn, có nguồn gốc từ miền Bắc Việt Nam, được tái phát minh như một chất liệu hội họa trong những năm 1920. Đây là một bước chuyển lớn trong việc sử dụng sơn mài. Việc ưu tiên hình ảnh hơn chức năng mở ra khả năng biểu tượng hóa và tự biểu hiện thông qua chất liệu này về cơ bản đã tạo ra và phân biệt hình tượng người nghệ sĩ sơn mài với nghệ nhân làng nghề. Sự chuyển đổi từ nghề sơn mài sang tranh sơn mài với tư cách nghệ thuật cũng trùng hợp với sự chuyển đổi từ Hán Nôm - chữ viết tượng hình, sang chữ Quốc ngữ, với bộ chữ cái Latinh hiện nay như một hệ thống chữ viết quốc gia, tất cả đều được xảy ra trong thời Pháp thuộc, cũng đại diện cho sự khởi đầu của sự chuyển dịch tư tưởng lớn trong xã hội Việt Nam.
Fissio, thay vì là những tấm thư pháp khắc câu đối Hán Nôm trở thành những bức tranh sơn mài trong đó những câu đối nguyên bản đã được giải nghĩa bằng hình ảnh. Dự án này đề xuất sự tiếp nối hình thức “Hoành phi câu đối” ở Việt Nam qua tranh, nhất là vào thời điểm này khi đa phần người dân không còn đọc chữ Hán và chữ Hán Nôm. Thông qua khuôn khổ truyền thống này, một số tuyến thăm dò được đề xuất…
“Hoành phi câu đối” thường được chấp nhận rộng rãi như một truyền thống cố định mà không cần phải tìm hiểu sâu về nguồn gốc của nó, hoặc cách nó mã hóa thông tin và tái tạo đạo đức và luân lý trong người xem. Khi đọc hàng nghìn câu đối được dịch sang tiếng Việt hiện đại, tôi nhận thấy rằng những câu đối truyền thống thể hiện một thế giới quan hoàn toàn mang bản chất Nho giáo và phong kiến, cái thường mâu thuẫn với một dự án nghiên cứu nghệ thuật theo nghĩa đương đại.
Vì thế, mỗi cặp câu đối được xử lý như một meme, một phương tiện tái tạo văn hóa trong đó các tấm vóc sơn mài và ký tự thư pháp trở thành chất liệu và đơn vị qua đó việc truyền tải văn hóa được thực hiện.
Các meme đại diện cho những đơn vị truyền tải văn hóa, và Fissio cố gắng nắm bắt loại hình biểu tượng được thể hiện. Mỗi một hình ảnh vừa tái tạo vừa mở rộng, tái diễn giải hoặc thậm chí làm sai lệch ý nghĩa ban đầu.
Cái tên Fissio được mượn từ thuật ngữ sinh học chỉ sự phân hạch, tức sự phân chia một thực thể thành hai hoặc nhiều phần và sự tái tạo của những phần đó để tách các thực thể giống với bản gốc. Đó là một tuyên bố về ý định rằng cơ sở kiến thức mà tác phẩm này dựa trên sẽ mang tính chất sinh học và tiến hóa.
Vì hội họa sơn mài là loại hình tương đối mới, vẫn còn những câu hỏi mở về những gì có thể được thể hiện bằng chất liệu này và cách nó thể hiện chất liệu. Sơn mài như một quá trình mang tính độc đáo so với các phương tiện tạo hình ảnh khác, hình ảnh thu được thể hiện những phẩm chất độc đáo đối với chính nó điều có thể được khám phá sâu hơn trong một tác phẩm studio. Tôi quan tâm đến chủ nghĩa hiện thực và sự mô phỏng và quá trình sơn mài dường như trở thành lớp da hoặc vật thể vượt ra ngoài một ảo ảnh đơn thuần. Các tác phẩm trong Fissio khám phá hiệu ứng này.
Tác phẩm được đặt làm cho Triển lãm nghệ thuật Đương đại Tam niên Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 10 (APT10).